Phương pháp và các bộ sách tập đánh vần tiếng Việt cho trẻ hiệu quả

Các bé chuẩn bị bước vào lớp một sẽ bắt đầu tiếp xúc với một thứ vô cùng thú vị được gọi là ngôn ngữ. Ở giai đoạn này vô cùng quan trọng, nó gần như quyết định khả năng ăn nói, đọc, viết sau này của các bé nên bố mẹ phải đặc biệt lưu tâm. Có rất nhiều phương pháp dạy tập đánh vần tiếng việt rất hay giúp bé dễ hiểu và ghi nhớ rất lâu , các bậc phụ huynh có thể tham khảo ngay ở bài viết dưới đây!

Các phương pháp tập đánh vần tiếng Việt cho trẻ hiệu quả

Dưới đây là các phương pháp tập đánh vần tiếng việt được rất nhiều các bậc phụ huynh áp dụng và đạt hiệu quả cao:

Dạy bé phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái

Ở đây, chắc chắn có rất nhiều người nhầm lẫn giữa âm đọc và chữ cái. Ví dụ, khi bạn nói chữ “d ” thì tên gọi sẽ là “dê”, còn phát âm của chúng sẽ là “dờ”. Còn với các phụ âm, nguyên âm ghi từ 2 – 3 chữ thì bố mẹ có thể nhớ bảng sau:

Bảng đánh vần nguyên âm, phụ âm

Sau khi các bé biết phân biệt giữa phát âm và tên gọi trong bảng chữ cái thì bước tiếp theo bố mẹ có thể chuyển sang bước dạy bé dấu câu trong tiếng việt.

Dạy bé dấu câu trong tiếng Việt

Trong Tiếng Việt có 5 dấu tất cả:

  • Dấu huyền: Âm đọc giọng nhẹ
  • Dấu sắc: Âm đọc giọng mạnh
  • Dấu hỏi: Âm đọc khi đọc xuống giọng rồi lại lên giọng
  • Dấu ngã: Âm đọc lên giọng rồi xuống giọng ngay
  • Dấu nặng: Âm đọc phải nhấn giọng xuống

Dạy bé đánh vần bằng cách để bé làm quen mặt chữ

Khi trẻ chập chững bước vào lớp 1, mọi thứ xung quanh chúng đều rất mới mẻ và xa lạ. Vì vậy, trước tiên cha mẹ nên cho trẻ làm quen với bảng chữ cái, để việc dạy trẻ đánh vần trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Đừng nên để trẻ dán mắt vào sách, vở quá nhiều mà cha mẹ nên tạo không gian học tập vui vẻ và hấp dẫn cho trẻ, ví dụ: sử dụng thẻ bảng chữ cái, chọn bất kỳ từ nào trong câu chuyện hoặc chương trình truyền hình bé thích,… và hỏi “ Đây là chữ gì?”. Trong giai đoạn này, các bậc phụ huynh phải thật kiên nhẫn, không được nóng vội, dạy từ từ, đánh vần nhiều lần để bé nhớ một cách tự nhiên và ghi nhớ lâu hơn.

tập đánh vần tiếng việt

Cách dạy bé đánh vần bằng ghép chữ

Đây sẽ là bước cuối cùng và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đánh vần của trẻ. Trong tiếng Việt, mỗi từ gồm một âm đầu, vần, thanh điệu. Cha mẹ nên dạy trẻ đánh vần theo quy tắc sau: “vần” trước, sau đó nối “âm đầu” với “vần” và cuối cùng là thêm “thanh”. 

Bố mẹ nên chọn những từ đơn giản, gần gũi với bé trước khi chọn những từ phức tạp. Ví dụ như: bố, mẹ, ông, bà, chó, mèo, gà,…Với những từ gần gũi này sẽ giúp bé có hứng thú, liên tưởng và nhanh chóng tiếp thu hơn so với những từ xa lạ,  từ khoa học quá,… 

Ngoài ra, với các từ khó bố mẹ phải thật kiên nhẫn tránh bé mất hứng thú, chán nản khi học. Vì vậy, tốt nhất nên chọn những từ ngắn, dễ nhớ rồi mới nâng độ khó lên từ từ.

Học đánh vần qua trò chơi

Ở cái độ tuổi từ 4 – 6 tuổi các bé còn rất ham chơi, vì vậy bố mẹ có thể dạy con tập đánh vần tiếng việt thông qua các trò chơi như: ô ăn quan, ghép hình, trò chơi bí mật,…Trong quá trình vừa học, vừa chơi này phụ huynh nên đưa ra những lời khen khi bé đánh vần đúng để chúng cảm thấy thích thú, hào hứng và tự tin hơn. Với cách dạy này, đã rất nhiều người thành công trong việc giúp trẻ tiếp thu và học chữ rất nhanh.

tập đánh vần tiếng việt

Học bảng chữ cái

Đây chắc chắn là phương pháp truyền thống bố mẹ nào cũng áp dụng. Vì ở thời điểm này, trẻ sẽ rất cần có bảng chữ mẫu để ghi nhớ  các mặt chữ và tập đánh vần bảng chữ cái tiếng việt. Khi cha mẹ mua bảng chữ cái cần lưu ý những vấn đề sau: bảng phải đầy đủ chữ, số, dấu theo quy định BGD, in rõ nét, hình ảnh sinh động, màu sắc bắt mắt,…

Sau đó,  việc tập đánh vần, ghép chữ là cả quá trình rèn luyện của trẻ dưới sự hướng dẫn của phụ huynh. Lúc này, bảng chữ cái mới bắt đầu phát huy công dụng. Nếu học bảng chữ cái trong sách, vở sẽ rất khô khan, không hứng thú thì bảng chữ cái nhiều màu sắc, hình ảnh sẽ giúp bé thích thú hơn rất nhiều.

Những lưu ý khi dạy bé tập đánh vần tiếng Việt

Những lưu ý bố mẹ cần chú ý tới khi daỵ bé tập đánh vần:

Tập đánh vần cho bé mỗi ngày trong thời gian ngắn

Mỗi ngày mẹ nên dạy bé từ 5 – 10 phút hoặc có thể học ngẫu nhiên khi gần bảng chữ cái. Điều này, giúp bé quen dần vui vẻ, tiếp nhận việc học một cách tích cực. Tuyệt đối, không nên dạy quá lâu sẽ khiến bé sợ, chán nản, giảm sự hứng thú trong việc học đi.

Không ép trẻ học nhiều

Khi dạy đánh vần cho trẻ, cha mẹ cần kiên nhẫn và từ từ cho trẻ làm quen với các từ mới, mỗi ngày cho bé tiếp xúc một ít và tích tự dần dần. Không nên, ép buộc trẻ phải biết đánh vần nhanh hay  sử dụng bất kỳ loại áp lực hoặc vũ lực nào.

​​tập đánh vần tiếng việt

Lựa chọn thời điểm học thích hợp

Nên chọn thời điểm phù hợp để dạy con tập đánh vần tiếng việt, nhất là lúc con tập trung cao nhất ( ở mỗi bé sẽ có thời điểm sự tập trung khác nhau ).

Bộ sách Ehon-sách tập đánh vần tiếng Việt hiệu quả cho trẻ

Để chuẩn bị hành trang cho con chuẩn bị vào lớp 1, thì chắc không ít bậc phụ huynh đang băn khoăn không biết nên lựa chọn cuốn sách nào phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Vậy thì Tuấn Việt Book sẽ gợi ý cho các bạn cuốn sách Ehon – sách tập đánh vần tiếng việt, rất phù hợp cho trẻ từ 4 – 6 tuổi.

tập đánh vần tiếng việt

Cuốn sách được chia làm 2 phần, ở phần đầu sẽ là phần “tập đánh vần” các bé sẽ làm quen với các nguyên âm và phụ âm để có nền tảng cơ bản cho việc đọc chữ. Sau đó bé sẽ được làm quen với việc ghép âm, ghép chữ. Tiếp đến, phần 2 là “luyện đọc” mỗi bài học gồm các từ vựng, câu, ….đa dạng, bé tha hồ tập đánh vần, tập đọc mà không bị nhàm chán. Đặc biệt, với lối thiết kế các chữ in mầu, vẽ sơ đồ, cấu trúc từ đơn giản đến phức tạp cực kỳ dễ hiểu và logic cùng màu sắc tươi tắn khiến cho việc học của các bé trở nên thú vị hơn.

Hy vọng, qua những thông tin trên bạn sẽ có thêm những kiến thức về những phương pháp dạy bé tập đánh vần tiếng việt một cách hiệu quả nhất. Nếu cần hỗ trợ hay tư vấn hãy liên hệ tới TuanVietBooks qua hotline nhé.

0976.811.179