Có thể khẳng định tâm lý ở trẻ nhỏ vô cùng phức tạp và khó đoán với các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ luôn có sự thay đổi khác nhau. Mỗi một giai đoạn sẽ có những tâm lý riêng biệt khiến các bậc phụ huynh nếu không hiểu con trẻ sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề nan giải khó hiểu về con trẻ, mất đi sự gắn kết, tương tác của cha mẹ và con cái…
Do đó, hãy cùng TuanViet Books cùng cha mẹ bước vào tìm hiểu tâm lý trẻ em cùng những giai đoạn phát triển của tâm lý để có thể hiểu con hơn, cùng con bước tiếp những bước tiến mạnh mẽ trong tương lai.
Giai đoạn tâm lý trẻ từ 0-2 tuổi
Trong các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ thì độ tuổi từ 0-2 tuổi có thể khẳng định là giai đoạn vô cùng đơn giản bởi lúc này trẻ mới có sự bắt đầu tìm hiểu, làm quen với thế giới, với môi trường sống xung quanh chỉ qua cảm nhận của những giác quan. Giai đoạn này là những tâm lý vô cùng cơ bản chỉ là khóc, cười, cảm nhận về mọi thứ thật đơn giản, nhẹ nhàng, …
Lớn thêm một chút khi bước vào 1 tuổi, trẻ nhỏ sẽ hiểu được những sự tồn tại về mọi thứ xung quanh, tầm nhìn được mở rộng hơn khi đó tâm lý trẻ em cũng có những sự thay đổi cụ thể hơn mà các bậc cha mẹ cần có sự sát sao với trẻ để có thể thích ứng và điều chỉnh những tâm lý này sao cho phù hợp nhất.
Giai đoạn này cũng là lúc trẻ luôn mong muốn khám phá thế giới, mong muốn được tìm hiểu những điều mới lạ, thể hiện quan điểm, niềm yêu thích riêng mà cha mẹ luôn cần đồng hành bên con.
Giai đoạn tâm lý trẻ 3 tuổi
Đối với tuổi lên 3 chính là một trong các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ được đánh giá là khó đoán nhất hay đúng hơn là giai đoạn khó chiều nhất. Thế nên các bậc phụ huynh mới nói “khủng hoảng tuổi lên 3” là vấn đề vô cùng nan giải bởi tính cáu kỉnh, khó chịu, tự làm theo ý mình, … khiến cha mẹ thường xuyên stress về tâm lý trẻ em tuổi lên 3.
Cụ thể về tâm lý trẻ 3 tuổi sẽ được biểu hiện như sau:
- Sự thể hiện cảm xúc cá nhân của trẻ ngày càng rõ rệt hơn và trẻ cũng cảm nhận được phần nào những cảm xúc của những người xung quanh trẻ.
- Tính cách muốn tự lập, tự khám phá mà không cần sự theo sát, chỉ dẫn của cha mẹ
- Luôn mong muốn tìm tòi về thế giới xung quanh, sẵn sàng thử nghiệm, sẵn sàng va chạm và luôn có hàng vạn những câu hỏi vì sao dành cho các bậc phụ huynh.
- Tâm lý học theo những hành động, cử chỉ giống như người lớn mà không phân biệt được đúng sai, tốt, xấu.
Do đó, trong các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ thì trẻ 3 tuổi đòi hỏi cha mẹ cần quan tâm sát sao hơn, luôn bên con, đồng hành cùng con để uốn nắn, sửa chữa và dạy trẻ những điều hay, thói quen tốt cũng như giúp trẻ ổn định tâm lý.
Giai đoạn tâm lý trẻ 4-5 tuổi
Khi trẻ 4-5 tuổi, trẻ nhỏ đã có những sự ý thức cơ bản về các thành viên, các mối quan hệ, vấn đề giới tính, sự khen chê, yêu ghét, … do đó cha mẹ cần hết sức tinh tế để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ theo chiều hướng tiêu cực.
Biểu hiện cụ thể tâm lý trẻ em giai đoạn 4-5 như sau:
- Kỹ năng xã hội tốt hơn: từ những thói quen, hoạt động vui chơi, học tập, trẻ hình thành những kỹ năng như tính chỉ đạo, tình yêu thương, tính đồng đội, …
- Luôn muốn bố mẹ coi mình như người lớn: điều này thông qua sự tự lập trong những hoạt động cơ bản của bản thân.
- Luôn thể hiện rõ ràng quan điểm về cảm xúc cũng có thể yêu, ghét ai đó, sự lì lợm không nghe lời, biết ghen tị giữa các anh chị em trong gia đình.
Có những môi trường nào ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ
Môi trường chính là yếu tố ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ do đó cha mẹ cần xây dựng những môi trường tốt nhất với trẻ để giúp trẻ được phát triển toàn diện hơn về tâm sinh lý. Vậy có những môi trường nào có tác động đến trẻ.
- Môi trường gia đình: là môi trường đầu tiên và bền vững với trẻ tạo nên những tính cách của trẻ, nếu gia đình có tình yêu thương, sự tin tưởng, trung thực… sẽ tạo nên những tính cách tốt với trẻ. Thông qua những bài học, những cuốn sách Ehon được đọc mỗi tối giúp sự gắn kết các thành viên trong gia đình tạo cho trẻ tâm lý yêu thương, sẻ chia cùng nhau.
- Môi trường học đường: luôn có 2 mặt cả tốt và xấu tại đây do đó cha mẹ cần theo sát con để cùng sửa chữa những tâm lý chưa tốt và phát huy những tâm lý tốt.
- Môi trường xã hội: là môi trường rộng lớn hơn giúp nhân cách trẻ phát triển về mục đích sống, cơ hội và giao lưu cùng mọi người.
Như vậy, trong các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ khác nhau sẽ có những bài học những phương pháp khác nhau. Vấn đề ở đây chính là cha mẹ cần có sự quan tâm với trẻ đủ để luôn nắm vững được những tâm sinh lý thông qua những cuộc trò chuyện mỗi tối, những cuốn sách Ehon cha mẹ cùng đọc với con, … sẽ khiến sự gắn kết của cha mẹ và trẻ được tốt hơn.